Dấu hiệu tai biến thường gặp và cách phòng tránh bạn nên biết
20 April, 2020 2023-01-10 11:38Dấu hiệu tai biến thường gặp và cách phòng tránh bạn nên biết
<strong>Dấu hiệu tai biến thường gặp và cách phòng tránh bạn nên biết</strong>
1. Tổng quan về tình trạng
Trước khi tìm hiểu các dấu hiệu tai biến thường gặp, độc giả nên hiểu rõ hơn về tình trạng này.
Tai biến còn được gọi với những cách gọi khác như là đột quỵ hay tai biến mạch máu não. Là trường hợp vỡ hoặc tắc mạch máu não dẫn đến tế bào thân kinh bị tổn thương, rối loạn các chức năng vận động hoặc lưu thông máu.
Theo thống kê của tổ chức Đột quỵ thế giới, đột quỵ chỉ đứng thứ 2 sau các bệnh lý về tim mạch. Đây là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao và nguy hiểm. Bệnh này chủ yếu thường gặp ở người già sức khỏe yếu, người cao huyết áp,… Hiện nay tình trạng tai biến có xu hướng trẻ hóa dần, ở độ tuổi 40 – 45 hoặc trẻ hơn ở độ tuổi 20 cũng có thể xảy ra.
Theo thống kê, tại Việt Nam trung bình tỷ lệ tỷ vong khoảng 20% ca bệnh trong một tháng và cả năm khoảng từ 5 – 10% ca bệnh. Khả năng hồi phục nếu cấp cứu kịp thời cao, tuy nhiên để lại nhiều di chứng cho người bệnh như đi lại khó khăn, liệt, cần người khác trợ giúp trong quá trình sinh hoạt,…
2. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn tới tai biến
Có rất nhiều nguyên dẫn dẫn tới đột quỵ trong đó nguyên nhân thường gặp nhiều là do tắc mạch và vỡ mạch.
Tắc mạch
Là hiện tượng xảy ra do mạch máu bị xơ vữa, máu đông hình thành bên trong mạch máu gây tắc nghẽn, ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu lên não. Chế độ ăn uống không phù hợp, hút thuốc lá,… làm cho mạch xảy ra tình trạng trên và dẫn tới tai biến.
Vỡ mạch máu não
Đây là một trong những trường hợp gây nguy hiểm. Vỡ mạch máu xảy ra khi mạch máu mỏng, huyết áp tăng, chấn thương hoặc vỡ phình động mạch não dẫn đến máu không được lưu thông lên tế bào não.
Ngoài những nguyên nhân trên có thể nói thì việc khám chữa bệnh định kỳ của mỗi người vẫn chưa được chú ý và quan tâm đến.
3. Dấu hiệu tai biến – điều mà mỗi người cần quan tâm
Tai biến mạch máu não tuy nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu bạn được phát hiện và cấp cứu kịp thời giảm được các di chứng của bệnh, giúp tỷ lệ hồi phục tăng lên.
Dưới đây là một số dấu hiệu tai biến bạn nên chú ý và quan tâm tới, đặc biệt là người cao tuổi và thường hay xảy ra đột ngột như:
- Vùng mặt, tay, chân bị tê cứng, khó cử động hoặc bị liệt nửa người, khả năng vận động di chuyển hạn chế, khó khăn.
- Thị lực bị rối loạn giảm sút khiến cho người bệnh nhìn thấy mờ, không rõ.
- Khả năng ngôn ngữ giảm sút, khó biểu đạt được ý các câu hoặc đôi khi không nói được, khả năng viết, đọc, nói, tính toán giảm.
- Đột ngột đau đầu buồn nôn, chóng mặt, ù tai, tức ngực, khó thở, tim đập nhanh,… là những dấu hiệu thường rất dễ gặp, cho dù cơ thể không có dấu hiệu bệnh lý.
- Rối loạn ý thức dây thần kinh như ngủ mê, ngủ gật hay lú lẫn ở người già.
- Tiểu tiện không tự chủ hoặc xảy ra co giật cơ thể.
- Đặc biệt bạn nên chú ý đến những trường hợp người cao tuổi có tiền sử mắc bệnh cao huyết áp rất dễ bị đột quỵ nên cần chú ý cẩn trọng.
Bạn có thể thấy từng giờ từng là điều rất quan trọng, vì vậy mà các bác sĩ khuyên mọi người kho có những dấu hiệu tai biến thường gặp trên hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để có thể giảm tối đa tỷ lệ biến chứng xảy ra.
4. Bạn nên làm gì khi gặp trường hợp bị tai biến
Trong trường hợp gặp người bị tai biến thì việc xử lý đúng cách là điều vô cũng cần thiết và quan trọng cho việc điều trị sau này. Bạn cần phải bình tĩnh xử trí khi gặp trường hợp có các dấu hiệu tai biến trên.
- Việc đầu tiên bạn cần phải nhanh chóng gọi xe cấp cứu vì bệnh không thể tự khỏi. Thời gian phát bệnh thường xảy ra vào ban đêm hoặc sáng sớm nên rất nhiều người chủ quan. Độc giả nên chú ý trong quá trình vận chuyển cần giảm tối đa tình trạng xóc nảy vì não bộ rất dễ bị tổn thương thêm.
- Để bệnh nhân nơi thoáng khí, đầu kê cao một chút và nghiêng nhẹ. Làm sạch đường họng cho bệnh nhân và thường xuyên kiểm tra mức độ tỉnh táo bằng cách hỏi với bệnh nhân.
- Sử dụng máy đo huyết áp, nhịp tim khi nếu trong nhà có thiết bị hỗ trợ đo.
- Không cho bệnh nhân tai biến ăn hoặc uống đồ không theo chỉ dẫn của bác sĩ, không dùng thuốc aspirin vì có thể gây chảy máu trong.
- Khi có dấu hiệu ngừng thở bạn hãy thực hiện biện pháp hô hấp nhân tạo và sau đó đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất.
5. Cách phòng ngừa bệnh tai biến
Bệnh tai biến có thể dự đoán trước được nếu có biện pháp quan tâm kịp thời. Việc phòng ngừa sự nguy hiểm mà bệnh mang lại đang là điều rất nhiều độc giả quan tâm, đặc biệt là người già. Dưới đây là những cách bạn cần biết để phòng ngừa các dấu hiệu tai biến có thể xảy ra:
Kiểm soát và ngăn chặn các yếu tố có nguy cơ gây bệnh
Những bệnh nhân mắc bệnh huyết áp cao, tiểu đường, mỡ máu,… thường là người có nguy cơ bị tai biến nhiều. Do vậy cần thường xuyên kiểm tra huyết áp của bạn, đề phòng huyết áp tăng cao. Khi có dấu hiệu tăng huyết áp bất thường bạn cần đến ngay cơ sở y tế để điều trị. Và bạn hãy nhớ luôn tuân thủ theo lời dặn của bác sĩ: Sử dụng thuốc đúng liệu trình và kiểm tra sức khỏe định kỳ phòng chống những nguy cơ trên.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Đối với tai biến bạn nên lưu ý sử dụng những thực phẩm tốt cho sức khỏe như ăn nhiều chất xơ, rau xanh, trái cây,… Hạn chế sử dụng những thực phẩm chứa nhiều chất béo, đồ ăn nhanh, đồ nướng, đồ hun khói,… Hàng ngày bạn cần duy trì lượng muối và đường hợp lý tránh lạm dụng dẫn đến tăng huyết áp,…